Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng những quân bài “đầu người” như lá J, Q, K trong bộ bài Tây 52 lá là hình ảnh của ai không? Liệu rằng có những nhân vật nào ẩn sau những lá bài này? Hãy cùng với Game đổi thưởng giải đáp bí ẩn đằng sau các lá bài Tây J, Q, K chắc chắn bạn sẽ phải ngã ngửa khi biết được sự thật.
Lịch sử phát triển bộ bài Tây 52 lá
Theo như Wikipedia thì bộ bài Tây 52 lá đầu tiên là được xuất hiện vào thời Trung Cổ những năm 1400 tại Pháp, tuy nhiên cũng có nơi nói rằng bộ bài Tây 52 lá thực ra đã có tại Trung Quốc vào thế kỷ IX thời nhà Đường.
Tại Việt Nam bộ bài Tây 52 lá được gọi là bài Tây hay tú lơ khơ vì có xuất xứ từ phương Tây, ngoài ra cũng là để phân biệt với bài ta (gồm những trò như Chắn, Tam Cúc, Tứ Sắc, Tổ Tôm,…)
Một bộ bài Tây sẽ có 54 lá. Ngoài 52 lá bài cơ bản sẽ có thêm 2 lá Joker. Lá Joker đen đại diện cho ban đêm (mặt trăng), lá Joker đỏ đại diện cho ban ngày (mặt trời).
Ngoài ra cũng có những sự thật thú vị khác về bộ bài Tây 52 lá mà chắc chắn bạn sẽ quan tâm:
- 52 lá bài tượng trưng cho 52 tuần trong 1 năm
- 2 màu Đỏ và Đen đại diện cho Ngày và Đêm
- 12 lá bài đầu người J, Q, K đại diện cho 12 tháng trong 1 năm
- 13 lá bài khác nhau trong bộ bài tương ứng với tổng số tuần của mỗi mùa
Một lá bài Tây sẽ bao gồm 2 phần: phần số/chữ và phần chất.
Phần chất
52 lá bài Tây có 4 chất cơ bản, đó là Cơ – Rô – Tép – Bích.
4 biểu tượng này sẽ đại diện cho 4 nguyên tố cơ bản trong cuộc sống, kèm theo đó là 4 giai cấp trụ cột trong xã hội thời Trung Cổ. Ngoài ra 4 chất còn đại diện cho 4 mùa trong 1 năm.
- Cơ (Hearts): đại diện cho hệ Nước, biểu tượng cho Nhà Thờ
- Rô (Diamonds): đại diện cho hệ Đất, biểu tượng của Thương Nhân
- Tép (Clubs): đại diện cho hệ Lửa, biểu tượng của Nông Dân
- Bích (Spades): đại diện cho hệ Khí, biểu tượng của Quân Đội.
Phần số/chữ
Phần số/chữ trên quân bài gồm: A; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; J; Q; K.
- A được tính là 1 điểm
- J được tính là 11 điểm
- Q được tính là 12 điểm
- K được tính là 13 điểm.
Nếu chúng ta cộng tất cả các quân bài trong bộ bài Tây 52 lá sẽ có tổng giá trị là 364. Ngoài ra chúng ta có thêm 2 lá Joker. Nếu coi 1 lá Joker là 0.5 điểm thì tổng giá trị bộ bài là 365 điểm tương ứng với 365 ngày trong 1 năm. Ngoài ra nếu coi 1 lá Joker là 1 điểm thì tổng giá trị bộ bài sẽ là 366 điểm tương ứng với 366 ngày trong 1 năm (năm nhuận).
Bí mật về các lá bài Tây J, Q, K
Sự thú vị của bộ bài Tây không nằm ở những con số mà nằm ở những quân bài “đầu người”, cụ thể hơn là J, Q, K. Bật mí cho bạn đọc đó là 12 nhân vật lịch sử và được gắn liền với những sự kiện đáng nhớ trong lịch sử thế giới.
Nếu bạn đã từng nghe tới việc bói bài Tây để đoán vận mệnh, dò đường may rủi trong tương lai thì chắc hẳn cũng đã đoán được rằng đây đều là những nhân vật thần bí linh thiêng.
Độc đáo của quân J – Jacks
Theo ý nghĩa của bộ bài Tây 52 lá thì quân J (Jacks) được coi là quân Hiệp sĩ.
Jack of Heart (Bồi Cơ) – J Cơ
Hình ảnh trên quân J Cơ đó là Hiệp sĩ La Hire (1390 – 1443), là người tùy tùng đáng tin cậy nhất của Vua Charles VII le Victorieux. Ngoài ra ông còn là trợ thủ đắc lực của nữ anh hùng Jeanne d’Arc.
Jack of Diamonds (Bồi Rô) – J Rô
Quân bài J Rô là hiện thân của hiệp sĩ Hector – con trai của nhà vua Priamus, anh trai của hoàng tử Paris.
Sau khi người em của mình gây ra chiến tranh, Hector phải đứng lên lãnh đạo đội quân thành Troy đánh bại Hy Lạp. Mặc dù biết là sẽ chết nhưng hiệp sĩ Hector vẫn hiên ngang chặn bước tiến kẻ địch. Hiệp sĩ Hector ra đi sau cuộc chiến đấu với Achilles – chiến binh vĩ đại nhất của quân Hy Lạp tại thành Troy.
Jack of Clubs (Bồi Tép/Chuồn) – J Tép
Gương mặt trong quân bài J Tép là hiệp sĩ Lancelot – người đã lập rất nhiều chiến công dưới thời vua Arthur. Tuy nhiên Lancelot lại vụng trộm với hoàng hậu tức vợ của vua Arthur. Sau khi bị phát hiện, vua Arthur ra lệnh tử hình thị chúng hoàng hậu nhưng Lancelot đã cứu lấy người mình yêu và trở thành kẻ làm phản đối đầu với nhà vua.
Nhận thấy tình hình vua quan rối ren, thế lực làm phản xông lên và sát hại nhà vua. Vợ của vua Arthur chạy trốn và trở thành nữ tu, hiệp sĩ Lancelot từ bỏ danh vị của mình để làm linh mục hết cuộc đời còn lại.
Jack of Spades (Bồi Bích) – J Bích
Quân bài J Bích là hình ảnh nhân vật Albrecht von Wallenstein – người đã lãnh đạo và chỉ huy đất nước La Mã dưới thời Hoàng đế Ferdinand II. Lịch sử kể rằng trong cuộc Chiến tranh 30 năm (1618 – 1648), Wallenstein đã lãnh đạo đội quân 9 vạn người đi chinh phạt khắp châu Âu.
Tuy nhiên một số ý kiến khác cho rằng quân J Bích là hình ảnh của hiệp sĩ Ogier the Dane – vị cận thần của vua Charlemagne (quân K Cơ).
Thông điệp của quân Q – Queens
Theo ý nghĩa của bộ bài Tây 52 lá thì quân Q (Queens) được coi là quân Hoàng Hậu.
Queen of Hearts (Đầm Cơ) – Q Cơ
Hình ảnh trên quân Q Cơ là nữ hoàng Judith – người xuất hiện trong Kinh thánh. Theo như truyền thuyết của người Do Thái, chính Nữ hoàng Judith đã sử dụng sắc đẹp và trí thông minh của mình để giết chết tướng Holoferne, qua đó cứu lấy toàn bộ người dân thành Bethulia.
Queen of Diamonds (Đầm Rô) – Q Rô
Hình ảnh người đàn bà trên lá bài Q Rô là hoàng hậu Rachel. Trong Kinh thánh Genedis thì hoàng hậu Rachel là người vợ hai của Jacob – ông là tổ tiên của người Do Thái. Một điều bất ngờ Rachel lại là em gái của Leah – người vợ cả của Jacob.
Queen of Clubs (Đầm Tép/Chuồn) – Q Tép
Quân Q Tép là hình ảnh của hoàng hậu Argine. Bà là người có công làm hòa cho hai Hoàng tộc cạnh tranh nhau quyền uy lúc bấy giờ là hoàng tộc Lancester và hoàng tộc York, sau đó hợp nhất lại thành vương triều Tudor. Lúc hòa giải hai bên trao cho nhau một bông hoa hồng để làm hòa, đó cũng là lý do mà hoàng hậu Argine trong quân bài Q Tép cầm bông hoa hồng trên tay.
Queen of Spades (Đầm Bích) – Q Bích
Hình ảnh trên quân bài Q Bích là hoàng hậu Eleanor, người vợ của Hoàng đế Leopold I, mẹ của nhà vua Charles VI. Đây là vị hoàng hậu duy nhất cầm vũ khí là một thanh giáo nhọn trong các quân Q.
Sức mạnh của quân K – Kings
Theo ý nghĩa của bộ bài Tây 52 lá thì quân K (Kings) được coi là quân Nhà vua.
King of Hearts (Già Cơ) – K Cơ
Hình ảnh mà bạn thấy trong quân bài K Cơ là hình tượng vua Charlemagne Charles Đại Đế (768 – 814) sau khi được thăng chức làm Hoàng đế của La Mã thời đó.
Chỉ trong 14 năm làm chủ La Mã, Charlemagne đã tiến hành 50 cuộc chinh phạt và chiếm lĩnh hơn một nửa khu vực châu Âu. Vào năm 814, cua Charlemagne tự sát bằng cách lấy thanh kiếm đâm vào giữa đầu sau khi nói với vị bác sĩ thân cận rằng “Tôi đã hiểu được ý nghĩa con số 13, người phàm trần chẳng thể biết được đâu“. Đó là lý do mà quân K đại diện cho số 13 và được đặt tên là Suicide King.
Tuy trong ảnh vị vua Charlemagne có bộ ria nhưng theo tương truyền thì khi khắc gỗ bức điêu khắc vị vua, người thợ đã sơ ý đục lỗi phần môi khiến cho bộ ria phải bỏ đi, nếu không phải bỏ nguyên cả tác phẩm. Trong các quân K thì K Cơ là vị vua duy nhất không có bộ ria mép.
King of Diamonds (Già Rô) – K Rô
Đại diện cho quân bài K rô là hình ảnh của Gaius Julius Caesar (100 – 44 TCN), đây là con người đã lãnh đạo cả về chính trị lẫn quân sự của La Mã thời bây giờ. Ông xuất thân trong gia đình quý tộc và từng kinh qua rất nhiều những chức vụ quan trọng như thanh tra, thẩm phán,… Vào năm 49 TCN, chính Gaius Julius Caesar đã lãnh đạo toàn bộ quân đội chiếm được thành Rome. Đến năm 44 TCN, Gaius Julius Caesar bị sát hại sau một cuộc làm phản.
Trong lịch sử thế giới thì Julius Caesar là một trong những người có tầm ảnh hưởng cực lớn, được coi là chìa khóa để chuyển đổi La Mã từ một đất nước Cộng hòa biến thành một Đế chế hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.
Hình ảnh của Julius Caesar còn xuất hiện trên đồng tiền xu của Đế quốc La Mã và khắc họa ảnh nghiêng. Trong 4 quân K chỉ có duy nhất K Rô là có mặt nghiêng, trên tay cầm một chiếc rìu.
King of Clubs (Già Chuồn/Tép) – K Tép
Đại diện cho quân K Tép là Alexander Đại Đế (356 – 323 TCN). Alexander Đại Đế là Quốc vương thứ 14 của vương quốc Macedonia, con trai của vua Philip II.
Sau khi kế vị vào năm 20 tuổi, Alexander Đại Đế đã đưa ra tham vọng phải thống trị cả thế giới này với đội quân hùng mạnh bấy giờ. Sau khi đạt được chiến tích thống nhất Hy Lạp, Alexander Đại Đế tiếp tục đánh bại Ba Tư, Ai Cập, Syria, Gaza, Phoenicia,… nói chung là gần hết các triều đại nổi tiếng thời đó.
Nếu như sống thọ hơn thì tham vọng của Alexander Đại Đế sẽ có cơ hội được hoàn thành, tiếc là năm 32 tuổi vị vua này mắc phải một căn bệnh lạ và qua đời.
King of Spades (Già Bích) – K Bích
Hình ảnh trên quân K Bích là vua David (1040 – 970 TCN) có công thống nhất vương quốc Israel. Sở thích của vua David là chơi đàn hạc nên hình vẽ nào về vua David cũng có hình ảnh cây đàn hạc đi cùng. Không chỉ tài giỏi về khả năng lãnh đạo quân đội, vua David còn rất giỏi về nghệ thuật. Truyền thuyết đồn rằng vua David yêu thích xem diễn kịch nên trang phục trong ảnh cũng là trang phục nhân vật ông ưa thích.
Kết luận
Vậy là bài viết trên đây doithuong2025.com.onl đã giúp cho bạn đọc giải đáp bí ẩn đằng sau các lá bài Tây J, Q, K. Đối với những ai thích chơi đánh bài thì việc tìm hiểu nguồn gốc của những lá bài Tây này xem ra cũng là thông tin rất hữu ích phải không nào. Hy vọng bài viết này đã giúp cho bạn đọc có thêm kiến thức về thế giới đầy thú vị của những lá bài.